3 thg 6, 2010

Những cây xanh có độc chết người - P2

mogo - Danh sách các loại cây cảnh trồng trong nhà, trong vườn, cây trồng nơi công cộng chứa chất độc tới cực độc có thể gây chết người và gia súc theo dân gian, nhà Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM và Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Bình, Trưởng ban Nông lâm, Trường Đại học Lâm nghiệp Đồng Nai.

Lưu ý là có rất nhiều các loại cây chứa chất độc khác không được nêu trong danh sách này.

17. Thiên điểu: Tên khoa học là Strelitzia reginae. Hoa và hạt của cây có các chất gây ngộ độc đường ruột. Tiếp xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

18. Môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.

19. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

20. Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.

21. Anh Thảo: Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.

22. Chuỗi ngọc: Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

23. Môn lá lớn: Tên khoa học là Colocasia spp Tất cả các bộ phận trên cây đều chứa chất Calcium oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.

24. Hồng môn: Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

25. Dạ lan: Tên khoa học là Hyacinth orientalis. Củ Dạ Lan có độc tố Alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.

26. Cẩm tú cầu: Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.


27. Xương rồng kiểng: Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa nếu ăn phải.


28. Thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.


29. Một số loại trầu (Trầu bà, Trầu ông,...): Có tên khoa học là Philodendron spp. Lá và thân cây có chất độc Calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.


30. Tulip: Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.


31. Lục bình: Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.


32. Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa...


33. Ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.


34. Môn trường sinh: Tên khoa học là Dieffenbachia cultivar, thuộc họ ráy (Araceae), thân mềm, lá màu xanh đốm trắng, được trồng làm kiểng trong nhà ở khắp nơi trên thế giới.

Độc tính của cây chủ yếu là do tinh thể Calcium Oxalate trong tế bào cây. Ngoài ra còn do các Enzyme phân giải Protein trong các tế bào tạo tinh thể. "Nếu vô tình nhai phải lá cây, những tinh thể Calcium Oxalate có thể gây ra cảm giác ngứa, đau rát, phù trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa...


35. Hành biển: Tên khoa học là Scilla Maritima. Thuộc họ Hành Tỏi (Liliaccea).Hành biển là cây mọc hoang tại những bãi cát quanh vùng biển Địa Trung Hải và những nước ở Bắc Phi... Việt Nam đã di thực và trồng một số nơi trong nước. Cây có một dò rất lớn, có thể nặng từ 3-8 kg. Vào mùa Xuân có lá hình mác, cuối mùa Hạ, lá khô và xuất hiện cán hoa dài mang nhiều hoa nhỏ màu trắng hay xanh lục.

Hành biển rất độc, người ta dùng nước sắc để diệt chuột và sâu bọ.


36. Cây mù mắt: Là một cây thuộc loại thân thảo, cao khoảng 0,5 m. Thuộc họ Lộ Biển (Lobeliaceae)

Mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Lá hình mác nhọn, mép có răng cưa. Hoa mọc ở kẽ lá, 4 lá dài, 5 cánh hoa màu trắng. Quả nang, có hai ô đựng nhiều hạt nhỏ.

Toàn thân cây có nhựa mủ độc, vào mắt có thể làm mù mắt, nếu nếm vào có cảm giác nóng bỏng.


37. Cây mắt mèo: Tên khoa học Mucuna Pruriens Papilionaecca. Thuộc họ Đậu (Fabaceac) là một loại dây leo hằng niên, mọc ở đất hoang, rừng chồi, trảng cỏ, rừng thưa, rừng tái sinh... ít khi mọc ở rừng rậm... Thân, lá, trái đều có lông tơ. Hoa màu tím thẫm, chùm thòng. Trái hơi cong, khi già có màu nâu đen phủ đầy lông vàng, loại lông này rất ngứa.

Khi các bạn vô tình chạm phải hay do gió thổi bay đến, thì ngứa ngáy khó chịu vô cùng, càng gãi càng ngứa. Nếu vào mắt thì có thể bị mù tạm thời.


38. Huỳnh anh (còn gọi là Hoàng anh hay dây Huỳnh, dây Công chúa) có tên khoa học là Allamanda cathartica L, là loài cây cảnh thuộc chi Allamanda trong họ La bố ma (Apocynaceae), cùng họ với cây trúc đào, có nguồn gốc từ Brazil.

Dây leo Huỳnh anh có hoa mọc từng chùm màu vàng, lá xanh non rất đẹp nhưng có thể khiến con người bị đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, mệt lả, ra mồ hôi nếu vô tình tiếp xúc với nhựa mủ, hạt. Nếu uống nước có ngâm lá Huỳnh anh thì sẽ bị ngộ độc nặng hơn.


39. Sử quân tử, còn gọi là cây Quả giun, Quả nấc, Sứ quân tử (tên khoa học Quisqualis indica L., thuộc họ bàng Combretaceae). Tuy không có độc tính gây chết người, nhưng trẻ nhỏ nếu ăn quả của nó có thể bị viêm sưng niêm mạc dạ dày và ruột, tiêu chảy, chóng mặt, đau bụng, khó thở.


40. Cây sơn: Mọc hoang khắng rừng núi và đồng bằng nước ta. Là một loại cây nhỏ, cao từ 2-5 m. khi lá còn non màu tím thẫm. Thân màu xám. Trái hình cầu, màu xám. Những người dị ứng với cây sơn sẽ bị phù mặt và cơ thể khi chạm phải.


41. Cây hồng thự: Mọc hoang ở các những cùng đầm lầy, các vùng cửa sông ngập mặn, ven bờ biển. Thân cây bao phù một lớp phấn trắng, lá dày, cứng. Quả hình cầu, kết thành chùm, hay đơn lẻ. Cây hồng thự có nhựa rất độc, dính vào da sẽ bị phồng dộp, văng vào mắt có thể bị mù.

Sưu tầm

7 comments:

Nặc danh nói...

Bông lục bình cho dzô nồi lẩu ăn ngon mà. Sao độc được?

Nặc danh nói...

trịu trết... toàn loài hoa đẹp mà lại độc.

Unknown nói...

uhm, cây lục bình mà độc sao trời

Nặc danh nói...

ÚI chà toàn cây độc mà mình ngày nào cũng gặp

Nặc danh nói...

Bông lục bình có thể cho heo ăn

Nặc danh nói...

Bông lục bình có thể cho heo ăn

Nặc danh nói...

ÚI chà toàn cây độc mà mình ngày nào cũng gặp

Đăng nhận xét