mogo - Danh sách các loại cây cảnh trồng trong nhà, trong vườn, cây trồng nơi công cộng chứa chất độc tới cực độc có thể gây chết người và gia súc theo dân gian, nhà Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM và Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Bình, Trưởng ban Nông lâm, Trường Đại học Lâm nghiệp Đồng Nai.
Lưu ý là có rất nhiều các loại cây chứa chất độc khác không được nêu trong danh sách này.
1. Cây lá ngón: Còn gọi là thuốc rút ruột, hoàng đằng, đoạn trường thảo... Thuộc họ Mã tiền (Loganiaccae)
Được coi là cây độc nhất nước ta, người ta cho rằng chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người.
Là một loại cây mọc leo khá phổ biến ở miền rừng núi Việt Nam. Thân cây có khía. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, nhẵn bóng. Hoa mọc thành xim đầu cành hay kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Quả là một nang, hình thon, dài, màu nâu.
Xin đừng nhầm với cây hoa chè vằng, có hoa màu trắng. Quả hình cầu. Thuộc họ Nhài (Oleaceae).
2. Mã tiền: Tên khoa học là Strychnos nux vomica. Hạt cây chứa các alcaloid: strychnin, brucin, vomicin, b-colubrin, pseudostrychnin, N methyl-sec-pseudobrucin, strucin, glucosid loganin và chất độc strychnine, gây nôn nếu ăn phải.
Hạt Mã tiền chín rơi xuống đất thường được nhặt về phơi khô để bào chế làm thuốc chữa bệnh thấp khớp, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, bại liệt, nhược cơ, giảm cường kiện ruột, đái dầm, thiếu máu. Tuy nhiên trong điều kiện bình thường nếu ăn phải hạt Mã tiền có thể tử vong vì cực độc.
3. Bã đậu: Tên khoa học là Hura crepitans L hoặc Sandbox Tree hay Monkey diner Bell, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaccea. Nhựa cây màu trắng đục, có độc, được dùng làm thuốc diệt trùng. Ngoài ra, dân gian còn dùng Bã đậu với lượng nhỏ để chữa táo bón.
4. Hồi núi: Còn gọi là Đại hồi núi thuộc họ Hồi, tên khoa học là Illiciaceae. Đây là họ thực vật có hoa. Bộ phận độc nhất của cây là quả và lá. Do trong quả và lá cây có tinh dầu gần giống tinh dầu hồi dùng để chữa bệnh nên có một số trường hợp sử dụng nhầm đã ngộ độc.
Uống phải tinh dầu Hồi núi khiến người bồn chồn bứt rứt, vật vã, khó chịu, chân tay lạnh, cổ họng nóng rát, bụng và dạ dày đau dữ dội, kèm theo triệu chứng nôn mửa, chảy dãi liên tục.
5. Tỏi độc: Thuộc họ Hành tỏi, tên khoa học là Liliaceae. Tỏi độc là một loại cỏ sống lâu năm. Thân Tỏi có một củ to, từ củ mọc lên 3-4 hoa màu tím hồng nhạt rất đẹp, lá to và dài. Toàn bộ thân cây Tỏi đều có độc gây tử vong cho người và gia súc nếu ăn phải.
6. Hoàng nàn: Còn gọi là Vỏ dãn, thuộc họ Mã tiền, tên khoa học là Loganiaccae. Quả cây hình cầu, vỏ ngoài cứng, trong chứa nhiều hạt có hình khuy áo, rất giống hạt cây Mã tiền. Vỏ và hạt Hoàng nàn có chất cực độc thuộc bảng A có thể gây tử vong. Trong Đông y, Hoàng nàn là vị thuốc có độc tính mạnh được bào chế để trị chứng đau thần kinh ngoại biên, đau cơ, đau khớp xương, liệt mềm, nhược cơ.
7. Sừng dê: Còn gọi là cây Sừng bò, Sừng trâu, tên khoa học là Strophanthus divaricatus (Lour) Hook. Et Arn, Apocynaceae. Sừng dê thuộc họ Trúc Đào (tên khoa học là Apocynaccae).
Lá, rễ, hạt và nhựa cây Sừng dê đều có chất độc chết người. Người xưa còn dùng hạt cây để chế thuốc độc tẩm lên cung tên dùng trong săn bắn. Tuy nhiên do hạt cây chứa các glycozit divaricozit nên còn được bào chế làm thuốc điều trị suy tim.
Người bị ngộ độc Sừng dê có triệu chứng bồn chồn, vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai khó thở, mắt mờ và rối loạn nhịp tim... Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
8. Cô-ca cảnh: Tên khoa học là Erythroxylum coca, cây cao khoảng 3-5 mét, lá dùng để chiết xuất chất ma túy cocain. Tác dụng ban đầu của Cô-ca cảnh làm phấn chấn tinh thần dẫn đến nghiện. Nhai lá cây này với liều cao sẽ gây xỉu, liệt hô hấp. Trong thế giới ma túy, Cô-ca được chế thành chất bột để pha tiêm hoặc hít.
Côca cảnh thuộc chi Côca có danh pháp khoa học: Erythroxylum hoặc Erythroxylon. Đây là một chi thực vật có hoa trong họ Erythroxylaceae.
Một loài Côca khác có tên Erythroxylum vacciniifolium được sử dụng làm chất kích thích tình dục trong y học cổ truyền Brazil.
9. Thông thiên (còn gọi là Hoàng giáp trúc đào): tên khoa học là Thevetia peruviana Pers, thuộc họ Trúc đào. Toàn thân cây rất độc, nhất là hạt. Trong dân gian, người ta dùng hạt cây này nghiền nát để làm thuốc trừ sâu bọ.
10. Trẩu (còn gọi là Dầu Sơn, Ngô đồng, Thiên niên đồng, Mộc du thụ): Tên khoa học là Vernicia foridii hoặc Vernicia Montana, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaccae). Trẩu là một cây to, cao từ 8m trở lên. Lá và hạt cây đều có độc tố saponozit.
11. Ô dầu (còn gọi là Củ gấu tàu): Tên khoa học là Aconitum carmichaeli Debeauux . Thuộc họ Mao lương (Ranunculaccae). Cây có độc thường được dùng tẩm tẩm lên đầu mũi tên để săn bắn.
Người ta còn dùng Ô dầu thái mỏng để ngâm rượu xoa bóp đau nhức, sai khớp, dập gãy chân tay.
12. Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh nguồn nước (giếng ăn, bể nước...) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.
Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.
13. Thơm ổi: Tên khoa học là Lantana spp. Quả có chất độc Lantanin alkaloid Hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.
14. Ngoắt nghẻo: Tên khoa học là Gloriosa superba. Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
15. Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly: Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae. Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.
Hoa Lưu ly
Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.16. Đỗ Quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
Sưu tầm
0 comments:
Đăng nhận xét